Chăm sóc Bò cạn sữa

Thực hiện tốt việc chăm sóc bò cạn sữa với mục đích là hồi phục tuyến vú của bò sau thời gian dài có thể giúp phòng trị các bệnh liên quan đến viêm vú lây nhiễm do vi khuẩn, cân bằng thần kinh ở bò và tích lũy các chất dinh dưỡng chuẩn bị cho chu kỳ sản xuất sữa kế tiếp nhất[7], và tập trung dưỡng chất cho sự phát triển của bào thai trong hai tháng cuối kỳ.

Khẩn phần ăn

Thời gian nuôi bò cạn sữa thường là 2 tháng trước khi đẻ, chính là thời gian nuôi bò có thai hai tháng cuối cùng nên tiêu chuẩn chính của bò cạn sữa là tiêu chuẩn duy trì và tiêu chuẩn nuôi thai tháng cuối. Ngoài ra cần tính thêm nhu cầu về các chất dinh dưỡng cần cho sự tích luỹ của cơ thể để chuẩn bị cho kỳ tiết sữa sau. Khi phối hợp khẩu phần cho bò chửa cạn sữa cần chú ý đảm bảo cân bằng các chất dinh dưỡng, đặc biệt là proteinkhoáng chất, có hàm lượng năng lượng thấp và chất xơ[8], các loại thức ăn phải có hệ số choán nhỏ, dễ tiêu, không bị ôi mốc hay quá chua. Thức ăn ủ xanh có phẩm chất tốt, chúng chỉ nên cho ăn 5–6 kg/ngày. Trong thời gian bò cạn sữa cho ăn khẩu phần duy trì cộng thêm với nhu cầu cho mang thai vào hai tháng chửa cuối cùng.

Nếu là bò tơ có chửa thì ngoài hai nhu cầu nói trên phải cung cấp thêm cho nó các chất dinh dưỡng để phát triển cơ thể, giúp nó đạt được khối lượng cơ thể trưởng thành. Trong giai đoạn này bò cần cho ăn theo đúng tiêu chuẩn khẩu phần ăn phù hợp với từng giai đoạn của kỳ cạn sữa để vẫn đảm bảo sức khỏe. Nên chuẩn bị khẩu phần chủ yếu của bò là thức ăn thô xanh theo tỷ lệ chiếm từ 30-35 % là thích hợp nhất đảm bảo cho sức khỏe của bò. Thức ăn kỳ này phải kèm theo khẩu phần nuôi thai. Định mức thức ăn cho một con bò cạn sữa là: Cám hỗn hợp là 1,5 kg/ngày. Cỏ tươi từ 30–40 kg/ngày. Xác khoảng 5–8 kg/ngày. Muối khoảng 25-30g/ngày. Để đảm bảo cho việc cạn sữa trước đó và bò đẻ sau này được an toàn có thể áp dụng một số chế độ nuôi dưỡng bò cạn sữa như sau:

Tăng cường khẩu phần ăn cho bò trong giai đoạn cạn sữa
  • Đợt 10 ngày đầu sau khi cạn sữa: để cho bò ngừng hẳn quá trình tạo sữa cần giảm mức ăn xuống 80% tiêu chuẩn đã tính. Với mức đó thường không cho ăn thức ăn tinh và cho ăn rất ít, giảm hoặc không cho ăn thức ăn nhiều nước có tính chất kích thích tiết sữa. Chủ yếu dùng cỏ khô hoặc cỏ phơi tái cho ăn tự do. Tuy nhiên đối với bò sản lượng, cạn sữa dễ dàng không nhất thiết phải giảm.
  • Đợt 10 ngày lần thứ 2: Tăng mức ăn lên đạt tiêu chuẩn quy định. Có thể sử dụng các loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, dung tích bé để đảm bảo nhu cầu cho bò trong thời gian thai phát triển mạnh.
  • Đợt 20 ngày tiếp theo: Do bào thai đã phát triển mạnh, tuyến sữa đã bị ức chế hoàn toàn nên tăng thức ăn lên bằng khoảng 120% tiêu chuẩn. Các loại thức ăn sử dụng như 10 ngày trước đó, thức ăn tinh có thể chiếm 30–40% giá trị dinh dưỡng của khẩu phần.
  • Đợt 10 ngày lần thứ 5: Để tránh xuống sữa quá sớm, giảm mức ăn xuống bằng 100% tiêu chuẩn.
  • Đợt 10 ngày trước khi đẻ: Tuỳ tình hình để quyết định mức ăn và thể loại thức ăn cho thích hợp. Ở bò cao sản để đề phòng sữa xuống sớm, viêm vú và các nguy cơ bại liệt khác hay các hậu quả xấu sau khi đẻ thì nên giảm thức ăn xuống bằng 60-70% tiêu chuẩn, giảm bớt thức ăn nhiều nước và thức ăn tinh. Trước khi đẻ khoảng 2–3 ngày có thể cắt hẳn thức ăn tinh nếu thấy xuống sữa.

Đối với bò có năng suất sữa trung bình, không sợ các nguy cơ xấu khi đẻ, trạng thái bầu vú bình thường thì không cần thiết phải giảm mức ăn và thay đổi cơ cấu khẩu phần trước khi đẻ, vì những thay đổi đó sẽ làm thay đổi quá trình tiêu hoá bình thường ở dạ cỏ và có ảnh không tốt đối với trao đổi chất của cơ thể và ảnh hưởng xấu không những đến thai mà còn đến khả năng cho sữa sau khi đẻ. Nếu cứ để bò ăn uống bình thường và theo dõi bầu vú trong những ngày trước khi đẻ, chỉ trong trường hợp có dấu hiệu không tốt mới xử lý sẽ vừa không ảnh hưởng đến bò, đồng thời giảm được việc phức tạp cho việc chăm sóc và nuôi dưỡng, đặc biệt là ở khi áp dụng cơ giới hoá phân phát thức ăn và những cơ sở nuôi bò chăn thả tự do không cột buộc với đàn lớn có thời gian cạn sữa khác nhau. Trong trường hợp này không cần thiết hạn chế thức ăn nhiều nước đối với bò đẻ.

Bổ sung thêm cho bò thức ăn hỗn hợp hay thức ăn đậm đặc
  • Giai đoạn 1 (Tuần lễ đầu tiên sau khi bắt đầu cạn sữa) thì chủ yếu là cạn sữa an toàn cho bò và xử lý, phòng ngừa bệnh viêm vú cho chu kỳ cho sữa kế tiếp nên cần nâng dần tỷ lệ thức ăn thô xanh trong khẩu phần và chỉ hạn chế lượng nước uống khi thật cần thiết nếu không bò cũng rất dễ thiếu nước và sinh ra các bệnh khác. Chế độ ăn có bổ sung thêm đồ chua và có thêm canxi sẽ giúp bê con sinh ra không phải mắc chứng bệnh sốt sữa[9][10].
  • Giai đoạn 2 (4 tuần lễ kế tiếp): Lúc này bò đang hồi phục bầu vú và dự trữ dinh dưỡng ở cơ thể bởi vậy cần thay thế thức thô bằng thức ăn cso nhiều dinh dưỡng hơn, không để bò quá mập. Điểm thể trạng bò đạt trung bình từ 3-3,7. Hạn chế lượng thức ăn ủ chua không quá ½ lượng thức ăn thô xanh tính theo vật chất khô. Thay thế các loại thức ăn thô chất lượng thấp bằng các loại chất lượng tốt. Giai đoạn này cũng là giai đoạn điều chỉnh thể trạng bò thích hợp. Bò phải có thể trạng tốt nhưng không quá mập để tránh tình trạng đẻ khó. Điểm thể trạng bò đạt trung bình từ 3–3,7. Hạn chế lượng thức ăn ủ chua không quá ½ lượng thức ăn thô xanh tính theo vật chất khô.
  • Giai đoạn 3 (3 tuần lễ trước khi sinh): Giai đoạn cuối này là giai đoạn tập cho bò ăn các loại thức ăn, khẩu phần ăn mà bò sẽ được nuôi dưỡng trong giai đoạn mới đẻ. Mục đích là giúp cho hệ vi sinh vật dạ cỏ quen dần với thức ăn, khẩu phẩn mới (tỉ lệ thức ăn tinh cao hơn). Giai đoạn này cần phải điều chỉnh hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phần cao hơn vì trong giai đoạn này bò ăn kém vì độ ngon miệng giảm. Lượng thức ăn tinh hạn chế ở mức 1% trọng lượng cơ thể bò. Bò cần cho ăn theo đúng tiêu chuẩn khẩu phần ăn phù hợp với từng giai đoạn của kỳ cạn sữa. Tuy nhiên, cần lưu ý là giai đoạn này, khẩu phần chủ yếu của bò là thức ăn thô xanh. Tỉ lệ thức ăn tinh /thức ăn thô chiếm từ 3 –35 % là thích hợp. Hạn chế thức ăn ủ chua, trong một số trường hợp có thể tiêm bổ sung Vitamin ESelenium.

Cho vận động

Vệ sinh chuồng trại bò

Trong giai đoạn cạn sữa, nguy cơ bò mắc bệnh viêm vú là rất lớn không theo dõi hàng ngày những biểu hiện bất thường của bầu vú bò và có thến can thiệp chữa trị kịp thời nhất. Trong thời gian nuôi bò cạn sữa cần chú ý một số điểm:

  • Vận độngchăn thả: Nếu bò nuôi nhốt hàng ngày cần được vận động không dưới 2–3 giờ trên đường dài khoảng 6 km. Bò nuôi nhốt nếu không được vận động sẽ khó đẻ, sinh ra yếu.
  • Nếu bò được chăn thả cần được chăn thả ở những lô bằng phẳng, ít dốc, gần chuồng và phân theo đàn nhỏ. Cần chú ý chăn thả bò cái cạn sữa ở bãi chăn bằng phẳng, gần chuồng. Trong khi chăn không nên đánh đập, dồn đuổi bò, để tránh gay sảy thai. Thời gian chăn thả khoảng 4-5 giờ mỗi ngày. Thường xuyên bảo đảm chuồng trại thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
  • Xoa bóp bầu vú: Đối với bò ít sữa mỗi ngày nên xoa bóp bầu vú 1–2 lần, mỗi lần 5–10 phút để cải thiện chức năng hoạt động của bầu vú, làm cho thần kinh, mạch máu hoạt động mạnh, đề phòng được viêm vú hay hiện tượng cương cứng khi đẻ, quá trình tiết sữa được nhanh chóng. Đối với bò nhiều sữa, sau khi cạn sữa và trước khi đẻ không được tác động vào vú.
  • Tắm chải: Tắm chải không những làm cho hệ tuần hoànlưu thông tốt mà còn giữ gìn cơ thể bò không nhiễm bệnh tật, nhất là bầu vú và cơ quan sinh dục. Trong mùa hè cần tắm chải cho cơ thể mát mẻ, tăng tiêu hoáhấp thu, tăng cường quá trình trao đổi chất, trao đổi nhiệt. Mỗi ngày nên tắm chải cho bò một lần, đặc biệt là bò nuôi nhốt trong mùa hè về.

Điều trị bệnh

Kiểm tra tuyến vú của bò để chữa trị bệnh viêm vú

Viêm vú là bệnh phổ biến nên ngay từ những năm 1960, đã phát triển các phương pháp điều trị cạn sữa với mục đích giảm nguy cơ viêm nhiễm bầu vú trong giai đoạn cạn sữa và giai đoạn đầu chu kỳ khai thác sữa tiếp theo của bò sữa. Phương pháp điều trị cạn sữa hiện vẫn là phương pháp phổ biến ở các trang trại chăn nuôi bò sữa với trên 90% bò sữa tại Mỹ được điều trị cạn sữa bằng cách bơm huyễn dịch kháng sinh vào bầu vú bò khi thực hiện cạn sữa. Việc sử dụng kháng sinh khi không thực sự cần thiết hoặc dùng sai liệu pháp trên vật nuôi để phòng và trị bệnh có thể gây nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh (lờn thuốc), là điều đáng lo ngại nhất cho sức khỏe vật nuôi và cả con người.

Các nước Châu Âu như Hà Lan, đã cấm áp dụng Phương pháp điều trị cạn sữa hàng loạt (Blanket dry cow therapy–BDCT) từ 2012. Tại California, Mỹ, những lo ngại tương tự đã được cụ thể hóa bằng sự phê chuẩn Dự thảo luật số 27 của Thượng viện, trong đó yêu cầu bác sỹ thú ychứng chỉ hành nghề phải kê đơn thuốc kháng sinh (mà có liên quan quan trọng đến sức khỏe con người) để điều trị, kiểm soát và phòng bệnh cho vật nuôi. Phương pháp điều trị cạn sữa chọn lọc (Selective dry cow therapy–SDCT) đã được đề xuất như là một giải pháp thay thế cho Phương pháp điều trị cạn sữa hàng loạt. Khi kháng sinh không còn được sử dụng cho cạn sữa bò, hoặc chỉ sử dụng chọn lọc trên một số bò, trang trại có thể tiết kiệm được chi phí kháng sinh và lao động. Mặc dù có cơ hội giảm chi phí, nhưng một lo ngại đặt ra là nguy cơ gia tăng bệnh viêm vú lâm sàng cho chu kỳ tiếp theo.

Một nghiên cứu là tìm ra chi phí nhỏ nhất cho điều trị viêm vú có liên quan đến giai đoạn cạn sữa (nhiều trang trại đang áp dụng Phương pháp điều trị cạn sữa chọn lọc, kiểm soát chặt tỷ lệ % bò được điều trị bằng kháng sinh khi cạn sữa). Kết quả cho thấy chi phí điều trị viêm vú ở trang trại với Mức tế bào Soma bồn tổng (BTSCC) thấp là 51,3$/con/năm, chi phí này giữ nguyên nếu 30% bò không được điều trị kháng sinh khi cạn sữa. Đối với trang trại có mức tế bào Soma bồn tổng cao, chi phí là 58.96$/con/năm và giữ nguyên khi 15% bò không được điều trị kháng sinh khi cạn sữa. Kết quả cho thấy có cơ hội để duy trì chi phí kiểm soát bệnh viêm vú trong ngành công nghiệp chăn nuôi bò sữa, trong khi vẫn có thể giảm sử dụng kháng sinh khi cạn sữa bò, ngay cả đối với trang trại có mức tế bào soma bồn tổng cao, hoặc thậm chí là có nhiều bò viêm vú lâm sàng.

Đối với đặc điểm khí hậu nhiệt đới của Việt Nam, việc cạn sữa vẫn đang phụ thuộc khá nhiều vào kháng sinh để đảm bảo hạn chế viêm vú trước và sau đẻ, kể cả những cá thể không có viêm vú tiềm ẩn khi cạn sữa. Ở một số trại quy mô công nghiệp, người ta chỉ không dùng kháng sinh nếu năng suất sữa tại thời điểm cạn sữa ở mức rất thấp, khoảng <5 kg/con/ngày (và không có viêm vú tiềm ẩn). Với việc thay đổi khẩu phần ăn của bò đang khai thác sữa với mục đích giảm dần năng suất sữa khi đến giai đoạn cạn sữa, trang trại sẽ bị tổn thất về kinh tế khi phải giảm sản lượng sữa khai thác. Áp dụng Phương pháp điều trị cạn sữa chọn lọc kết hợp quản lý tốt vệ sinh ô nằm giúp trang trại hạn chế tổn thất kinh tế do giảm sản lượng sữa và chi phí kháng sinh, cá thể bò được thoải mái hơn khi bầu vú không bị áp lực căng sữa trong giai đoạn đầu của quá trình cạn sữa, hạn chế nguy cơ viêm vú tiềm ẩn trong giai đoạn cạn sữa, đặc biệt giúp giảm sử dụng kháng sinh đối với những trường hợp không cần thiết.